Xin chào mọi người,
mình là Qvuz, mình là blogger chuyên review về các dòng sneaker và streetwear ở Việt Nam.
1) Định nghĩa
Nhắc đến Adidas là phải nhắc đến BOOST - công nghệ đế đã giúp Adidas vượt qua sự thống trị của Nike trong hơn 5 năm qua. Vậy thực sự công nghệ này là gì?
BOOST là gì??? |
Theo nghiên cứu, Boost là một dạng hợp chất urethan dễ nóng khi gặp nhiệt mà và theo tính chất, chúng hoàn toàn không dính vào nhau. Điểm đặc biệt khiến hợp chất này "lọt vào mắt xanh" của các nhà nghiên cứu tại Adidas chính là chúng là một hợp chất vừa rất mềm lại rất đàn hồi ( hiếm có vật liệu nào có thể mềm mà còn đàn hồi tốt).
Những hạt urethan này được ép dưới nhiệt độ cao thành khuôn cho đế giày của bạn. Nó làm cho giày bạn mềm và đàn hồi hơn. Có thể nói, hiện nay, Boost là bộ đế mang lại trải nghiệm êm nhất thế giới.
2) Đặc tính của Boost
Adidas Ultra Boost 1.0 OG - đôi giày khởi đầu cho kỉ nguyên Adidas |
+ Êm và đàn hồi tuyệt đối: Công nghệ Boost mang lại một cảm giác trên chân hoàn hảo, bạn có thể bỏ insole ra để có một cảm giác "đi trên boost" êm nhất.
3) Điểm yếu của Boost
Đế boost rất dễ ố vàng ( trước và sau khi repaint)
Với những đặc tính như vậy thì Boost gần như rất hoàn hảo, tuy nhiên, bất cứ công nghệ nào cũng có những điểm hạn chế mà cụ thể ở đây là công nghệ Boost mà Adidas cần phải cải tiến.
Hạn chế đầu tiên cũng như là lớn nhất của công nghệ Boost chính là đế Boost cực kì dễ ố, trông rất mất thẩm mỹ. Cách khắc phục duy nhất là các bạn phải vệ sinh thật kĩ sau mỗi lần sử dụng để tránh tình trạng đế mau ố. Mình thấy rất nhiều bạn chọn cách Repaint cho đế Boost, tuy nhiên, việc này lại khiến đế Boost trông rất xấu, cảm giác như đang đi một đôi giày Fake vậy.
Hạn chế thứ hai của công nghệ này chính là công nghệ Boost không hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Adidas mà nó thuộc sở hữu của công ty BASF (Basiche Anilin & soda-Farbik), một công ty hóa chất của Đức. BASF là người đầu tiên tạo ra chất liệu polyurethane nhiệt dẻo và đặt tên là Infinery, họ cấp phép sử dụng cho adidas dưới tên gọi “Boost”.
Điều này nghĩa là, khác với Nike React với mỗi đôi giày bán ra, Adidas phải trả thêm 1 khoản hoa hồng cho BASF ( và 1 khoản khác cho Continent vì adidas cũng không sở hữu công nghệ này). Việc này khiến người tiêu dùng phải trả một khoản cao hơn so với mức giá thực tế của Adidas ( khoảng 30$)
4) Kết luậnTóm lại, Adidas vẫn rất thành công và sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ này lên tầm cao mới. Mình hy vọng Adidas sẽ sớm cải thiện các hạn chế trên để người dùng có những trải nghiệm tốt nhất. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét